Công dụng tuyệt vời của cà rốt dành cho trẻ mầm non

Thu, 05/27/2021 - 15:21

Cà rốt là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Cùng hệ thống trường mầm non Saigon Academy tìm hiểu nhé.

Công dụng của cà rốt dành cho trẻ mầm non

Thành phần dinh dưỡng của cà rốt tốt cho trẻ mầm non

 

  • Cà rốt giàu beta-carotene, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em. Ngoài ra, chất này còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch và có thể chống lão hóa.

 

  • Beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A, rất tốt cho thị giác.

 

  • Cà rốt giàu chất thiamin, niacin và vitamin B6.

 

  • Cà rốt có chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.

 

  • Cà rốt giàu mangan, vitamin C và K. Bên cạnh đó, trong củ cà rốt tươi có hàm lượng vitamin C cao và cung cấp 9% lượng vitamin C khuyến cáo dùng hàng ngày.

 

  • Cà rốt giàu chất khoáng như canxi, sắt, kali, đồng và phốt pho.

 

  • Nghiên cứu của Đại học Newcastle cho thấy cà rốt chứa hàm lượng cao falcarinol, một chất chống oxy hóa có tác dụng giúp chống lại một số loại ung thư.

 

Công dụng của cà rốt đối với trẻ mầm non

 

Cà rốt giúp trẻ mầm non sáng mắt

 

Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy khoảng 250.000 – 500.000 trẻ em thiếu vitamin A có nguy cơ bị mù mỗi năm. Vitamin A hỗ trợ sáng mắt và được tìm thấy nhiều trong cà rốt. Ăn cà rốt mỗi ngày có thể cải thiện thị lực và ngăn ngừa nguy cơ rối loạn liên quan đến mắt, chẳng hạn như quáng gà.

Cà rốt giúp trẻ mầm non ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

Lượng beta-carotene giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở trẻ mầm non lên đến 40%. Ngoài ra, vitamin A trong cà rốt có các đặc tính chống oxy hóa giúp cải thiện thị lực của trẻ.

Cà rốt giúp trẻ mầm non có làn da khỏe mạnh

Beta-carotene trong cà rốt giúp làn da tươi sáng hơn. Ngoài ra, vitamin A và chất chống oxy hóa trong loại rau củ này bảo vệ làn da khỏi tổn hại dưới ánh nắng mặt trời. Thiếu vitamin A làm cho tóc, móng dễ gãy và da khô. Một chế độ ăn uống lành mạnh có cà rốt cũng có thể làm chậm lão hóa vì beta-carotene giúp sửa chữa những tế bào da bị tổn thương do quá trình trao đổi chất.

Cà rốt giúp trẻ mầm non tăng cường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón

Cà rốt chứa nhiều chất xơ nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp ruột hoạt động tốt. Vì vậy, ăn cà rốt ngăn ngừa táo bón và các bệnh rối loạn tiêu hóa khác.

Cà rốt trong điều trị tiêu chảy cho trẻ mầm non

Cà rốt giúp chữa bệnh tiêu chảy nhanh chóng và hiệu quả. Ăn súp cà rốt hay uống nước trái cây vài lần mỗi ngày có thể bù đắp lượng nước bị mất trong cơ thể.

 

 

Ăn cà rốt giúp loại bỏ giun đường ruột ở trẻ mầm non

 

Cà rốt giúp loại bỏ giun phát triển mạnh trong dạ dày khỏi đường ruột của trẻ. Bạn cho bé ăn súp cà rốt hoặc cà rốt nghiền nhuyễn giúp bé chữa các rối loạn tiêu hóa do giun trong ruột gây ra.

 

Cà rốt giúp trẻ mầm non cải thiện trí nhờ

 

Cà rốt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức ở trẻ mầm non. Cà rốt có chứa một hợp chất luteolin, có thể ngăn ngừa chứng viêm não và mất trí nhớ.

 

 

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho ba mẹ hiểu hơn về công dụng cũng như các thành phần dinh dưỡng có trong cà rốt giúp bé có những bữa ăn ngon và tăng cường thể chất nhé.

Hệ thống Trường mầm non Quốc tế SGA là đơn vị tiên phong về phương pháp Giáo dục sớm từ 0 tuổi”, Hãy liên hệ ngay với SGA qua số Hotline 039 3333 839 bộ phận tư sẽ giải đáp mọi thắc mắc về chương trình học cũng như chính sách học phí tại SGA

Hệ thống Trường mầm non Quốc tế Saigon Academy

Email: marketing@sga.edu.vn

Youtube: https://bit.ly/3bzfweV

Cơ sở Trần Nhật Duật: 27AB Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Q.1, HCM

Cơ sở Trần Quý Cáp: 03 Trần Quý Cáp, Quận Bình Thạnh, HCM

Cơ sở Tô Vĩnh Diện: 98 Tô Vĩnh Diện, Quận Thủ Đức, HCM

Cơ sở Hoàng Việt: 03 Hoàng Việt, Quận Tân Bình, HCM

Tổng hợp nội dung: Team Marketing Saigon Academy

 

Education Program

The 0-year- old Early Education program comprises of 8 key areas based on 56 crucial indicators in child development, which is used to identify fundamental learning objectives for young learners.