Trong những giai đoạn đầu đời của bé, sự ham học hỏi là vô tận. Chính những sự hiếu kì này sẽ là bước đệm và là đòn bẩy giúp bé phát huy được những tiềm năng sau này của trẻ.
Trong những giai đoạn đầu đời của bé, sự ham học hỏi là vô tận. Bất cứ hiện tượng tự nhiên hay nhân tạo nào xảy ra xung quanh cuộc sống luôn luôn thu hút và kích thích sự tò mò trong chính bản thân của các bé. Chính những sự hiếu kì này sẽ là bước đệm và là đòn bẩy giúp bé phát huy được những tiềm năng sau này của trẻ.
SGA luôn luôn đưa ra những đề tài đa dạng và phong phú giúp kích thích sự tò mò của trẻ.
Để cùng con giải thích những sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống vốn dĩ rất khó lý giải nếu không được nhìn nhận ở góc độ khoa học, SGA luôn luôn đưa ra những đề tài đa dạng và phong phú để cho các con tự do khám phá, nghiên cứu, kích thích sự tò mò và tích luỹ nền tảng kiến thức cho bé.
Thổi bóng bằng baking Soda
Trong lúc quan sát cô giáo dùng baking soda và giấm ăn để thổi quả bong bóng, các bé SGA luôn tỏ ra ngạc nhiên.
Trước đây, các bé chỉ thấy bố mẹ thường lấy hơi để thổi, thi thoảng thấy bố mẹ đỏ tía tai vì mệt, hay các chú ngoài công viên dùng khí heli để làm to bóng một cách nhanh chóng, nhưng giờ thấy bóng đặt trên chai và từ từ lớn lên mà không có tác động của một ai hết là điều đầu tiên con mới thấy. Những câu hỏi ngay lập tức trực chờ và được thốt lên để đặt vấn đề với cô giáo: “Cô ơi, bong bóng không ai thổi sao lại to lên thế ạ ? Cô ơi sao cái chai thổi bong bóng được vậy ạ ?”
“Cô ơi, bong bóng không ai thổi sao lại to lên thế ạ ? Cô ơi sao cái chai thổi bong bóng được vậy ạ ?”
Chính những câu hỏi đó càng kích thích sự tò mò của trẻ, tạo cho trẻ sự hứng khởi và thích thú để cùng bạn bè khám phá hiện tượng thổi bóng bằng giấm ăn, càng giúp các con tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và lâu nhất.
Sau khi tự tay làm nhà khoa học nhí, quan sát phản ứng hoá học một cách kỹ lưỡng, các con hiểu được rằng sự phản ứng giữa baking soda và giấm ăn đã tạo ra khí CO2, khi lượng khí thoát ra càng nhiều làm cho quả bóng to dần lên.
Âm thanh từ những cốc nước
Điều đặc biệt ở SGA, các con được học lồng ghép tiết học khoa học với dự án hoạt động của nhà trường. Với dự án âm thanh cuộc sống, ở tiết học khoa học các con được học những tiếng âm thanh khác nhau giữa những chiếc cốc đựng nước. Trên bàn các con được để những chiếc cốc với mức nước khác nhau. Các con tự tay mình gõ vào từng chiếc cốc, thật kỳ diệu, mỗi âm thanh lại là một nốt nhạc khác. Có cốc cho âm thanh trầm bổng, có cốc cho âm thanh rất vang.
Chiếc cốc, thật kỳ diệu, mỗi âm thanh lại là một nốt nhạc khác nhau.
Các con hiểu rằng âm thanh từ chiếc cốc phát ra, chủ yếu do sự rung động của thành cốc. Tuy rằng hình dạng, kích thước, chất liệu của những chiếc cốc này giống như nhau, song mực nước làm ảnh hưởng đến âm điệu phát ra lúc cao, lúc thấp. Các con trông như những nghệ sĩ chơi đàn chuông đáng yêu với một ngày khám phá thú vị của mình.
KIM CHI
Xem thêm: Phát động cuộc thi Gia Đình Siêu Mẫu