CUỘC THI: KHI BÉ VÀO BẾP - THỂ LỆ VÒNG CHUNG KẾT

Tue, 01/30/2018 - 15:22

VÒNG CHUNG KẾT cuộc thi “Khi bé vào bếp” sẽ diễn ra vào 9h00 – 11h00 sáng CHỦ NHẬT ngày 04/02/2018 tại cơ sở SGA Bình Thạnh (SỐ 03 TRẦN QUÝ CÁP, P. 12, Q.BÌNH THẠNH, TP. HCM).

CUỘC THI: KHI BÉ VÀO BẾP - THỂ LỆ VÒNG CHUNG KẾT

THỂ LỆ VÒNG CHUNG KẾT
CUỘC THI: KHI BÉ VÀO BẾP

khi-be-vao-bep-vong-chung-ket.jpg

Cơ sở SGA Trần Quý Cáp
Địa chỉ: 3 Trần Quý Cáp, P.12, Q.Bình Thạnh
Ngày: 04/02/2018 (Ngày chủ nhật)
Thời gian dự kiến: 8h30 – 12h

1. Thí sinh dự thi
-    12 bé được chọn đậu vào vòng chung kết. 
-    Mỗi bé sẽ cùng với mẹ (ba) tham gia thực hiện 1 món ăn.

2. Thời gian thực hiện món ăn
Thời gian 60 phút, bắt đầu được tính từ lúc bé đi chọn nguyên liệu phụ.

3. Nguyên vật liệu
-    Nguyên liệu chính:
Bé chọn ngẫu nhiên 1 trong 4 loại nguyên liệu:
1.    Thịt Heo phi lê (300g)
2.    Thịt Gà phi lê (300g)
3.    Thịt Bò phi lê (300g)
-    Nguyên liệu phụ:
Các nguyên vật liệu phụ (rau, củ, quả…) sẽ được BTC cung cấp.
Lưu ý: Tất cả các nguyên vật liệu đều được sơ chế và rửa sạch.

4. Hình thức tổ chức:
4.1. Chọn thực phẩm
-    Bốc thăm món ăn: bé chọn một loại thịt ngẫu nhiên.
Mỗi gia đình (bé và mẹ/ba) có 2 phút thảo luận về món ăn mình sẽ thực hiện.


4.2. Thực hiện món ăn
-    Phụ Huynh sẽ ngồi cạnh bàn nấu (do BTC sắp xếp) để hướng dẫn bé thực hiện món ăn.
-    Trong suốt quá trình thực hiện món ăn của bé, Phụ Huynh sẽ được vào trợ giúp 3 lần. 
Mỗi lần trợ giúp là 2 phút và cùng vào một lượt theo hiệu lệnh từ BTC (sau khi hết thời gian trợ giúp, Phụ Huynh trở lại vị trí ban đầu).
Lưu ý: Phụ huynh có thể lấy thêm thực phẩm nếu bé lấy thiếu.

5. Tiêu chí chấm điểm món ăn:
-    Bé tự giới thiệu món ăn của mình (2 phút)
-    Món ăn ngon, dinh dưỡng
-    Trình bày đẹp

-------------------------------------------------

Ban Tổ Chức Cuộc Thi & Ban Giám Hiệu

Hệ Thống Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Academy

Education Program

The 0-year- old Early Education program comprises of 8 key areas based on 56 crucial indicators in child development, which is used to identify fundamental learning objectives for young learners.