TỌA ĐÀM “PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CON TẠI GIA ĐÌNH”: LẤY TRẺ LÀM “TRUNG TÂM”

Thu, 12/28/2017 - 08:54

Ngày 21/12/2017, Tọa đàm “Phương pháp giáo dục con tại gia đình” do Hệ Thống Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Academy tổ chức đã mang đến cho phụ huynh nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình giáo dục con trẻ. Buổi tọa đàm với sự tham gia trò chuyện của Thạc sĩ, Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A với nhiều lời khuyên ý nghĩa như: Lấy trẻ làm “trung tâm” trong giáo dục, tương tác “đều đặn” với con, “không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng!”, học mà chơi, chơi mà học…

TỌA ĐÀM “PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CON TẠI GIA ĐÌNH”: LẤY TRẺ LÀM “TRUNG TÂM”

Ngày 21/12/2017, Tọa đàm “Phương pháp giáo dục con tại gia đình” do Hệ Thống Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Academy tổ chức đã mang đến cho phụ huynh nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình giáo dục con trẻ. Buổi tọa đàm với sự tham gia trò chuyện của Thạc sĩ, Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A với nhiều lời khuyên ý nghĩa như: Lấy trẻ làm “trung tâm” trong giáo dục, tương tác “đều đặn” với con, “không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng!”, học mà chơi, chơi mà học…

Buổi tọa đàm còn có sự góp mặt của bà Mã Mỹ Loan – giám đốc điều hành SGA, giữ vai trò dẫn dắt câu nối các câu hỏi từ các Quý phụ huynh gửi đến Chuyên gia trong buổi chia sẻ. Trong phần giao lưu mở đầu buổi tọa đàm: Ths Tâm lý Tô Nhi A cho rằng: Giáo dục tại gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con trẻ. Đó là nổi trăn trở lớn nhất của các bậc cha mẹ và là quá trình đòi hỏi sự kiên trì và thực tâm theo đổi.

 

Lấy trẻ làm “trung tâm” giáo dục

Câu hỏi đầu tiên được cô Mã Mỹ Loan đặt ra cho diễn giả khách mời là: “Làm thế nào để hạn chế sự xung đột giữa ông bà – cha mẹ trong việc giáo dục trẻ nhỏ tại gia đình?”

Theo thạc sĩ, chúng ta đang sống trong thời đại mở cửa đất nước và được thừa hưởng nhiều giá trị sống, các phụ huynh có cơ hội tiếp xúc với các trường phương pháp giáo dục khác nhau. Chính vì thế bản thân những bậc làm cha làm mẹ cũng sẽ có nhiều mâu thuẫn và hoang mang trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục con cái. Song song đó, còn có sự can thiệp thậm chí là xung đột giữa các thế hệ trong cùng một gia đình, cụ thể ở đây là ông bà và cha mẹ. Những điều này làm ảnh hưởng nhiều đến việc giáo dục con trẻ.

Chính vì thế, Ths Tâm lý Tô Nhi A cho rằng ông bà – “ba mẹ hãy lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình giáo dục con cái”. Các thành viên trong gia đình cần phải dung hòa với nhau để hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất. Trong thực tế vẫn có một vài trường hợp phụ huynh sử dụng “quyền” làm cha mẹ để uốn nắn và ép buộc con cái theo khuôn khổ và mong muốn của mình. Thạc sĩ cho rằng điều này là sai với khoa học giáo dục. Suy cho cùng mục đích của giáo dục con cái là “hỗ trợ” để bé có thể phát triển một cách tốt nhất chứ không phải áp bé theo khuôn khổ của ông bà – ba mẹ. Các phụ huynh phải dựa vào đặc điểm của từng bé để có những phương pháp giáo dục phù hợp cho con trẻ.

Điểm thứ hai trong việc giáo dục gia đình, Thạc sĩ Tâm lý Tô Nhi A cho rằng ba mẹ có vai trò là những người thầy người cô đầu tiên trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ. Chính vì thế, để con có thể phát triển tốt nhất, ba mẹ cần đứng ở vai trò là những nhà sư phạm. Khi ấy, ba mẹ sẽ có những cảnh giác và chọn lọc phương pháp giáo dục con cái phù hợp để hỗ trợ con cái được tốt nhất trong quá trình phát triển. Với những lưu ý như trên, diễn giả tin tưởng rằng, ba mẹ sẽ có thể gặt hái được những thành quả tốt đẹp trong quá trình giáo dục con trẻ.

toa-dam-phuong-phap-giao-duc-con-tai-gia-dinh-1.jpg
Ths Tâm lý Tô Nhi A chia sẻ về “Phương pháp giáo dục con tại gia đình”

 

Tương tác “đều đặn” với con

Trăn trở thứ hai trong “Phương pháp giáo dục con tại gia đình” được cô Mã Mỹ Loan đặt ra cho Ths Tâm lý Tô Nhi A đó là: “Làm thế nào để những cặp ba mẹ trẻ dành nhiều thời gian hơn với trách nhiệm nuôi dạy con cái?”.  

Với nghi vấn này, diễn giả chia sẻ: Trong thực tế nhiều trường hợp các cặp ba mẹ trẻ vì quá bận công việc ngoài xã hội, xây dựng kinh tế… mà sao nhãng việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, Ths Tô Nhi A cho rằng đây không phải là vấn đề quá khó giải quyết, quan trọng là ba mẹ phải dung hòa được những vai trò và mục tiêu cuộc sống của mình.

Theo thạc sĩ không có mâu thuẫn giữa công việc, định vị bản thân, quan hệ xã hội… với trách nhiệm giáo dục con cái tại gia đình. Duy trì thói quen tương tác đều đặn mỗi ngày với con cũng là cách để giáo dục con cái. Mỗi ngày, ba mẹ có thể dành vài phút trước khi đi làm hoặc sau giờ làm việc, trong các bửa ăn gia đình… để quan tâm và tương tác nhiều hơn với con. Ba mẹ nên thường xuyên hỏi thăm tâm trạng, sức khỏe của con, quan tâm việc học tập của con trẻ để thể hiện sự quan tâm và yêu thương...

Để có thể tương tác tốt với trẻ, Ths Tô Nhi A gợi ý cho ba mẹ nên “phối hợp giữa giáo dục gia đình với giáo dục trường học”. Ba mẹ nên theo dõi chương trình học, các hoạt động mà con đã trải qua để đặt câu hỏi, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con… Trong quá trình tương tác với bé, ba mẹ nên sự dụng những câu hỏi chi tiết và mang tính gợi mở để bé chủ động và hào hứng hơn trò chuyện hơn.

toa-dam-phuong-phap-giao-duc-con-tai-gia-dinh-2.jpg
Cô Mã Mỹ Loan – giám đốc SaiGon Academy giữ vai trò MC buổi tọa đàm

 

“Không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng!”

Nghi vấn tiếp theo được cô Mã Mỹ Loan đặt ra cho diễn giả đó chính là “Đâu là phương pháp giáo dục tốt cho con cái, truyền thống hay hiện đại?”

Như đã nói ngay từ đầu, Ths Tô Nhi A nhấn mạnh hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục con cái, tuy nhiên “không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng”. Mỗi đứa trẻ ngay cả anh em trong cùng một gia đình, cũng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy ba mẹ phải tùy thuộc vào từng bé và từng trường hợp cụ thể để lựa chọn phương pháp giáo dục con phù hợp. Khi muốn áp dụng một phương pháp giáo dục nào đó cho con cái, ba mẹ cần phải tìm hiểu kỹ càng để vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp. Song song đó ba mẹ cũng nên phân nhóm các hoạt động của trẻ để kết hợp các phương pháp giáo dục con cái trong từng tình huống cụ thể.

Câu hỏi từ một phụ huynh gửi đến cho diễn giả trong buổi tọa đàm đó chính là “Ba mẹ nên làm gì khi con không hợp tác (ví dụ như không ăn)?”

Trao đổi về vấn đề này, Ths Tâm lý Tô Nhi A đưa ra lời khuyên cho ba mẹ không nên làm dụng đòn roi đối với bé. Lạm dụng đòn roi tuyệt đối không được khuyến khích vì sẽ gây tâm lý “buộc” phải nghe lời, chứ thực tâm bé không hiểu được ý nghĩa trong lời dạy của ba mẹ. Không chỉ vậy, khi ba mẹ dùng đòn roi và hành xử bạo lực sẽ làm bé dễ học theo và tạo thói quen xấu cho bé về sau. Gợi ý về hướng giải quyết cho vấn đề này, diễn giả đề nghị ba mẹ nên bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé không hợp tác, để từ đó có thể đưa ra lời khuyên cho từng trường hợp cụ thể.

Về việc làm thế nào khi bé không chịu ăn, cô Mã Mỹ Loan hứa trong thời gian tới Saigon Academy sẽ tổ chức một buổi tọa đàm với chủ đề “Dạy con thái độ nghiêm túc trên bàn ăn”. Mời quý phụ huynh theo dõi website và fanpage của Saigon Academy để lắng nghe biết thông tin về các buổi tọa đàm kỹ năng và phương pháp giáo dục con cái.

toa-dam-phuong-phap-giao-duc-con-tai-gia-dinh-3.jpg
Ba mẹ nên linh hoạt trong việc vận dụng các “phương pháp giáo dục con tại gia đình”

Học mà chơi, chơi mà học

Với thắc mắc “ Làm thế nào để con có hứng thú hơn trong học tập” của một phụ huynh có con sắp vào lớp 1, thạc sĩ đề nghị ba mẹ nên “lồng ghép học tập vào việc chơi để tăng hứng thú cho bé”. Theo diễn giả, mục đích của việc dạy học cho con là để con tiếp thu và nhớ bài, vì thế ba mẹ không nhất thiết phải buộc con ngồi vào bàn học một cách nghiêm túc như người lớn. Ba mẹ có thể linh hoạt trong phương pháp giáo dục con, lồng ghép nội dung bài học vào những trò chơi mà trẻ yêu thích như: chơi phân vai, hóa thân thành các nhân vật…

Câu hỏi cuối cùng buổi tọa đàm là: “nhiều trẻ có những biểu hiện nói dối, phản ứng mạnh khi người lớn dạy bảo, ba mẹ nên làm gì trong các trường hợp này?” được cô Mã Mỹ Loan đặt ra?

Diễn giả Tô Nhi A cho rằng ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề nói dối, phản ứng mạnh… để có giải pháp phù hợp. Ba mẹ nên lưu ý đến việc làm gương để trẻ học tập theo hành vi và cách ứng xử ngay từ khi còn bé. Điều đầu tiên cần làm là ba mẹ không nên nói dối trước mặt trẻ, không nên quá nuông chiều con trẻ... Khi bé có những phản ứng mạnh như cào cấu, la hét khi ba mẹ dạy dỗ… thì ba mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu kỹ nguyên nhân và có cách xử lý thích hợp. Trường hợp bé thường có biểu hiện bất ổn thì ba mẹ nên đưa bé đi khám hoặc đến gặp chuyên gia để phòng trường hợp bé bị các vấn đề về tâm lý, sức khỏe…

Kết thúc buổi tọa đàm, Ths Tâm lý Tô Nhi A chốt lại một vài 4 nguyên tắc quan trọng trong “Phương pháp giáo dục con tại gia đình”.

Nguyên tắc 1: Không được bỏ qua về mục đích của việc giáo dục con cái, chúng ta giáo dục con để con trở thành người như thế nào?

Nguyên tắc 2: Kết hợp song song giữa lời nói và hành động trong giáo dục con cái

Nguyên tắc 3: Phải cho bé trải nghiệm những hoạt động thực tế trong quá trình giáo dục con cái

Nguyên tắc 4: Luôn luôn tôn trong trẻ để mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn được hài hòa

Quý phụ huynh gửi câu hỏi về cho chuyên gia: Tại đây

Tọa đàm Phương pháp giáo dục con tại gia đình:

Ban Tổ Chức SGA Talkshow & P.Marketing tổng hợp.

Education Program

The 0-year- old Early Education program comprises of 8 key areas based on 56 crucial indicators in child development, which is used to identify fundamental learning objectives for young learners.